Đặc điểm vật lý 10 Hygiea

Kích thước của 10 tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện so với Mặt Trăng của Trái Đất. Hygiea nằm ở ngoài cùng bên phải.Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã xếp Hygiea vào danh sách những thiên thể có khả năng là một hành tinh.[11]

Bề mặt của Hygiea bao gồm vật chất chứa carbon cổ xưa với quang phổ tương tự như của các thiên thạch carbonaceous chondrite.[9] Bề mặt cổ xưa này cho thấy Hygiea không bị tan chảy trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành Hệ Mặt Trời.[9]

Hygiea là thành viên chính của nhóm tiểu hành tinh Hygiea và chứa hầu hết khối lượng của nhóm này (hơn 90%). Nó có kích thước lớn nhất trong các tiểu hành tinh tối kiểu C, loại tiểu hành tinh chiếm đa số ở phía ngoài vành đai tiểu hành tinh. Có vẻ như Hygiea có hình cầu dẹt với đường kính trung bình 444 ± 35 km và tỷ lệ bán trục lớn 1.11,[9] cao hơn nhiều so với 2 Pallas, 4 Vestahành tinh lùn Ceres. Giống như Ceres, Hygiea có tỷ trọng tương đối thấp, tương tự như các vệ tinh băng của Sao MộcSao Thổ thay vì các hành tinh kiểu Trái Đất hay các tiểu hành tinh đá.

Mặc dù là vật thể lớn nhất trong khu vực của mình, Hygiea trông rất mờ khi quan sát từ Trái Đất do bề mặt tối và khoảng cách xa Mặt Trời của nó. Thậm chí Hygiea là tiểu hành tinh mờ thứ ba trong số hai mươi tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện, chỉ sau 13 Egeria17 Thetis.[12] Hygiea có cấp sao khoảng +10.2,[12] thấp hơn bốn bậc so với Vesta và phải dùng kính viễn vọng ít nhất là 4 inch (100 mm) để quan sát.[13] Tuy nhiên, tại cận điểm quỹ đạo, Hygiea có thể đạt cấp sao +9.1 và có thể được nhìn thấy qua ống nhòm 10x50, trong khi hai tiểu hành tinh lớn thứ hai và thứ ba, 704 Interamnia511 Davida, lại luôn nằm ngoài khả năng quan sát của ống nhòm.

Ít nhất 5 lần Hygiea che khuất sao đã được các nhà thiên văn học quan sát từ Trái Đất,[14] nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin về hình dạng của nó. Kính viễn vọng không gian Hubble đã loại bỏ khả năng tồn tại vật thể có đường kính trên 16 km cùng quỹ đạo với Hygiea.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 10 Hygiea http://www.allaboutastro.com/Articlepages/whatcani... http://astro.cas.cz/nuncius/nsiii_03.pdf http://www.lpi.usra.edu/books/AsteroidsIII/pdf/300... http://www.rni.helsinki.fi/~mjk/IcarPIII.pdf http://iau-comm4.jpl.nasa.gov/EPM2004.pdf http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=10 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16586868 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1085085 http://hamilton.dm.unipi.it/astdys/index.php?pc=1.... http://hamilton.dm.unipi.it/astdys/index.php?pc=1....